2 con đường du học định cư New Zealand dành cho bạn

Published On: 1 July, 2025

2 con đường du học định cư tại New Zealand

Du học định cư New Zealand luôn là mục tiêu của rất nhiều bạn học sinh Việt Nam. Việc định cư tại quốc gia này cũng không quá khó nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ lúc chọn ngành du học. Vậy điều kiện để du học định cư New Zealand như thế nào? Quyền lợi khi trở thành thường trú nhân ra sao?,… Cùng LV Education tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Một số quyền lợi khi trở thành thường trú nhân tại New Zealand

Khi sở hữu Resident Visa (Visa thường trú nhân) trong tay, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi dưới đây:

  • Không phải gia hạn visa hằng tháng/hằng năm với những yêu cầu khắt khe từ Cơ quan Di trú New Zealand.
  • Có thể ứng tuyển cho những vị trí chỉ tuyển người bản địa.
  • Mua thuốc với giá được chính phủ hỗ trợ, thông thường khoảng NZ$5 – NZ$15/đơn thuốc.
  • Nếu bạn có con đang học tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông sẽ được đi học miễn phí. Mỗi năm, bạn chỉ cần đóng góp cho trường khoảng vài trăm đô.
  • Được tham gia bầu cử tại New Zealand.
  • Tự do nhập cảnh vào các nước miễn thị thực cho New Zealand (~187 nước trên thế giới).
  • Tiếp cận với các suất học bổng và chương trình giáo dục dành riêng cho công dân và thường trú nhân.
  • Khi mang thai sẽ được khám thai sản và sinh con miễn phí. Ngoài ra, còn được chăm sóc hậu sản khoảng 3 ngày hoặc lâu hơn.
  • Được sử dụng Resident Visa để khởi nghiệp, mở công ty và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp… từ chính phủ.

Quyền lợi khi định cư New Zealand

Bên cạnh những quyền lợi kể trên, vẫn còn rất nhiều quyền lợi khác dành riêng cho thường trú nhân. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được hưởng những trợ cấp từ Chính phủ như: 

  • Trợ cấp thất nghiệp
  • Trợ cấp nuôi con
  • Trợ cấp người già/lương hưu,…

5 diện định cư tay nghề New Zealand phổ biến 

  • Green List Straight to Residence Visa
  • Green List Work to Residence Visa
  • Care Workforce Work to Residence Visa
  • Transport sector Work to Residence Visa
  • Skilled Migrant Category 

Care Workforce Work to Residence Visa

Làm việc 24 tháng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (có visa làm việc hợp pháp) như:

  • Kaiawhina (Hauora) (Maori Health Assistant)
  • Disabilities Services Officer
  • Residential Care Officer
  • Aged or Disabled Carer
  • Nursing Support Worker
  • Personal Care Assistant
  • Therapy Aide
  • Child or Youth Residential Care Assistant
  • Diversional Therapist

Được trả lương tương đương với bằng cấp Level 4 (~ NZ$28.25/giờ). 

Công ty đang làm việc phải là công ty được công nhận.

Transport sector Work to Residence Visa

Bạn có thể nộp đơn xin thị thực này nếu:

  • Đang làm việc hoặc nhận được lời mời làm việc từ công ty được công nhận;
  • Đã làm việc ở New Zealand trong 24 tháng với vai trò vận chuyển (lái xe). 

Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào diện định cư theo Green List và Skilled Migrant Category. Đây là những diện định cư New Zealand phổ biến với các bạn du học sinh.

Du học định cư New Zealand theo Green List

Diện định cư New Zealand theo Green List

Green List của New Zealand là gì?

Green List là danh sách các ngành nghề đang thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng tại New Zealand. Những ngành nghề này được chính phủ ưu tiên, giúp người lao động có trình độ chuyên môn dễ dàng hơn trong việc xin định cư.

Đối với du học sinh đang tìm kiếm cơ hội định cư, đây có thể là con đường ngắn giúp bạn đủ điều kiện nộp đơn xin visa thường trú sau khi tốt nghiệp nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.

Lợi ích lớn nhất khi chọn ngành nằm trong Green List là cơ hội việc làm cao. Đây là những ngành New Zealand đang cần, mang lại nhiều cơ hội làm việc thực tế trong và sau quá trình học. Ngoài ra, nhiều kỹ năng trong các ngành này cũng đang được săn đón trên toàn cầu, mở ra cơ hội phát triển sự nghiệp tại nhiều quốc gia khác.

Các hình thức định cư theo Green List

Định cư theo hình thức Straight to Residence Visa (Green List Tier 1)

Để nộp đơn theo hình thức định cư này, bạn cần phải:

  • Đang làm việc/Nhận thư mời làm việc từ doanh nghiệp được công nhận.
  • Thỏa các yêu cầu về vị trí làm việc như mức lương trung bình, bằng cấp, ngưỡng lương,…

Bên cạnh đó, vị trí làm việc của bạn phải:

  • Thuộc Green List Tier 1 (thường là các ngành bác sỹ, kỹ sư – những ngành nghề khó kiếm/ thiếu hụt).
  • Toàn thời gian, dài hạn hoặc cố định tối thiểu 12 tháng. Hoặc, hợp đồng lao động của bạn có thời hạn tối thiểu 6 tháng.

>>> Tham khảo 5 ngành học dễ định cư New Zealand

Cần chuẩn bị giấy tờ gì để nộp đơn định cư theo hình thức Straight to Residence Visa?
  • 1 tấm hình không quá 6 tháng với dung lượng từ 500KB – 3MB. Kích thước ảnh từ 900 x 1200px đến 2.250 – 3.000px. File ở định dạng JPG hoặc JPEG.
  • Passport
  • Độ tuổi =< 55
  • Sức khỏe tốt
  • Lý lịch tư pháp từ tất cả các quốc gia mà bạn là công dân và bất kỳ quốc gia nào bạn lưu trú từ 12 tháng trở lên trong vòng 10 năm qua (không quá 6 tháng)
  • Khả năng tiếng Anh tốt

Định cư theo hình thức Work to Residence Visa (Green list Tier 2)

Tại thời điểm nộp đơn, bạn phải:

  • Đang làm việc
  • Hoặc, nhận thư mời làm việc từ một doanh nghiệp được công nhận

Ngoài ra, vị trí làm việc của bạn phải:

  • Toàn thời gian, dài hạn/cố định tối thiểu 12 tháng.
  • Làm việc tại New Zealand ở vị trí nằm trong Green List Tier 2 tối thiểu 24 tháng. 
Cần chuẩn bị giấy tờ gì để nộp đơn định cư theo hình thức Work to Residence Visa?
  • 1 tấm hình không quá 6 tháng với dung lượng từ 500KB – 3MB. Kích thước ảnh từ 900 x 1200px đến 2.250 – 3.000px. File ở định dạng JPG hoặc JPEG.
  • Passport
  • Độ tuổi =< 55
  • Sức khỏe tốt
  • Lý lịch tư pháp từ tất cả các quốc gia mà bạn là công dân và bất kỳ quốc gia nào bạn lưu trú từ 12 tháng trở lên trong vòng 10 năm qua (không quá 6 tháng)
  • Khả năng tiếng Anh tốt
  • Sở hữu Work Visa/Critical Purpose Visitor Visa cho phép làm việc

Lưu ý:

  • Nếu sau khi bắt đầu làm việc, công việc của bạn không còn nằm trong Green List thì thời gian làm việc ở vị trí đó vẫn được tính vào 24 tháng làm việc.
  • Nếu bằng cấp cần cho vị trí của bạn được cấp ở quốc gia khác, bạn có thể cần thẩm định lại với NZQA (Cơ quan đánh giá chất lượng bằng cấp New Zealand).

Lộ trình từ du học đến định cư New Zealand theo Green List

Bước 1 – Khám phá ngành nghề

Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu các ngành nghề thuộc Green List của New Zealand. Một số lĩnh vực nổi bật bao gồm:

Bạn có thể tra cứu danh sách ngành nghề thuộc Green List theo lĩnh vực yêu thích để biết thêm thông tin chi tiết về lộ trình học tập, yêu cầu cụ thể, và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Lưu ý

  • Các ngành trong Green List có thể nâng cao cơ hội định cư hoặc việc làm, nhưng không đảm bảo tuyệt đối. Hãy xem đây là kim chỉ nam giúp bạn xây dựng lộ trình học tập hợp lý và hiểu rõ hơn về các cơ hội nghề nghiệp.

Bước 2 – Tìm khóa học phù hợp

Khi bạn đã chọn được ngành nghề phù hợp, việc tiếp theo là lên kế hoạch học tập cụ thể.

Bạn có thể sử dụng công cụ tìm khóa học (course finder) để chọn chương trình phù hợp với mục tiêu của mình. Công cụ này cho phép bạn lọc theo nhu cầu cá nhân, tìm hiểu chi tiết về từng khóa học.

Sau khi đã chọn khóa học phù hợp, bạn có thể nộp đơn xin visa du học và bắt đầu hành trình học tập tại New Zealand.

Lưu ý:

  • Học tập chỉ là bước khởi đầu. Để đủ điều kiện xin định cư, bạn cần tích lũy kinh nghiệm làm việc phù hợp, có được việc làm và đáp ứng đầy đủ tiêu chí visa.

Bước 3 – Học tập, Tốt nghiệp, Tìm việc làm

Quãng thời gian du học tại New Zealand không chỉ giúp bạn tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao mà còn là cơ hội để xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai.

Hãy chủ động tham gia các hoạt động trong trường và kết nối với cộng đồng xung quanh. Nhiều trường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp như hội thảo, hội chợ việc làm và tư vấn hướng nghiệp. Bạn nên tận dụng để chuẩn bị tốt cho quá trình tìm việc và tiếp cận với nhà tuyển dụng ngay từ khi còn đi học.

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể bắt đầu tìm việc, tập trung vào những công việc phù hợp với ngành nghề thuộc Green List. Cần lưu ý rằng việc được tuyển dụng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu của nhà tuyển dụng tại thời điểm đó.

Bạn có thể tìm việc qua các nền tảng như:

  • Seek
  • LinkedIn Jobs
  • GradConnection NZ
  • Hoặc tham gia các mạng lưới cựu sinh viên và hội chợ tuyển dụng

để mở rộng kết nối với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đừng quên điều chỉnh CV của bạn theo chuẩn New Zealand và cập nhật thêm những kỹ năng hay kinh nghiệm mới nhất.

Bước 4 – Khám phá lộ trình xin định cư

Khi bạn đã có bằng cấp phù hợp và tìm được công việc đúng ngành nghề trong Green List, bạn có thể tiến hành nộp đơn xin định cư theo một trong hai hình thức LV Education đề cập ở trên.

Lưu ý:

  • Việc đáp ứng các điều kiện cơ bản không đồng nghĩa bạn chắc chắn được cấp visa định cư. Mỗi hồ sơ sẽ được Cục Di trú New Zealand xem xét riêng biệt và chính sách di trú có thể thay đổi theo thời gian.

Du học định cư New Zealand theo con đường Skilled Migrant Category (Định cư có tay nghề)

Du học định cư New Zealand diện tay nghề

Để nộp đơn xin định cư theo diện này, bạn cần:

  • Đang làm việc hoặc có thư mời làm việc từ một nhà tuyển dụng được công nhận.
  • Tích lũy ít nhất 6 điểm cho kỹ năng và công việc tại New Zealand.
  • Việc làm của bạn phải toàn thời gian, dài hạn hoặc cố định trong ít nhất 12 tháng. Hay, hợp đồng lao động với thời hạn tối thiểu 6 tháng.

Cách tính điểm Skilled Migrant Category

Điểm này sẽ được tính dựa trên:

Lấy 3 điểm thông qua 1 trong 3 cách tính sau:

  • Bằng cấp chuyên môn (bằng đại học/sau đại học)
  • Chứng chỉ hành nghề tại New Zealand
  • Thu nhập ở New Zealand

Lưu ý, bạn không thể cộng dồn điểm ở cả 2 phần. Chẳng hạn như, bạn không thể cộng điểm bằng cấp và điểm từ thu nhập lại.

3 điểm còn lại bạn có thể lấy từ điểm kinh nghiệm tay nghề tại New Zealand (Skilled Work in New Zealand). Mỗi năm được tính 1 điểm, tối đa là 3 điểm. 

Ngoài ra, bạn chỉ được tính điểm thu nhập nếu mức lương bạn nhận ít nhất 1.5 lần mức lương trung bình

  • 6 điểm: công việc hay lời mời công việc được trả lương tối thiểu 3 lần lương trung bình.
  • 4 điểm: công việc hay lời mời công việc được trả lương tối thiểu 2 lần lương trung bình.
  • 3 điểm: công việc hay lời mời công việc được trả lương tối thiểu 1.5 lần lương trung bình.

Lưu ý, lương trung bình thay đổi hằng năm.

Cần chuẩn bị giấy tờ gì để nộp đơn định cư theo hình thức Skilled Migrant Category?

  • 1 tấm hình không quá 6 tháng với dung lượng từ 500KB – 3MB. Kích thước ảnh từ 900 x 1200px đến 2.250 – 3.000px. File ở định dạng JPG hoặc JPEG.
  • Passport
  • Độ tuổi =< 55
  • Sức khỏe tốt
  • Lý lịch tư pháp từ tất cả các quốc gia mà bạn là công dân và bất kỳ quốc gia nào bạn lưu trú từ 12 tháng trở lên trong vòng 10 năm qua (không quá 6 tháng)
  • Khả năng tiếng Anh tốt (IELTS 6.5/ PTE 58/ TOEFL iBT79/ FCE 176/ OET tối thiểu điểm B)
  • Đăng ký nghề nghiệp tại New Zealand phải đủ điều kiện cộng điểm (*)
  • Bằng cấp được công nhận (**)

(*)

Tối thiểu 6 năm kinh nghiệm và/hoặc đào tạo được yêu cầu: 6 điểm

Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm và/hoặc đào tạo được yêu cầu: 5 điểm

Tối thiểu 4 năm kinh nghiệm và/hoặc đào tạo được yêu cầu: 4 điểm

Tối thiểu 3 năm kinh nghiệm và/hoặc đào tạo được yêu cầu: 2 điểm

(**)

Bằng cấp được công nhận nếu:

  • Là bằng cấp New Zealand được công nhận bởi NZQF;
  • Thuộc các bằng cấp được miễn đánh giá;
  • Hoặc, đã được đánh giá bằng cấp quốc tế (IQA) bởi NZQA.

Level 10 – Bằng PhD: 6 điểm

Level 9 – Bằng Master: 5 điểm

Level 8 – Bachelor Honours Degree/Postgraduate Diploma: 4 điểm

Level 8 – Postgraduate Certificate: 3 điểm

Level 7 – Bằng Bachelor: 3 điểm

Nếu IQA (NZQA) không xác nhận bằng cấp của bạn tương tương với bằng cấp New Zealand thì bạn vẫn có thể tính điểm như sau:

  • 5 điểm cho bằng Level 10
  • 4 điểm cho bằng Level 9
  • 3 điểm cho bằng Level 8

Bằng cấp thấp hơn bằng đại học sẽ không có điểm.

Lưu ý khi xin định cư theo hình thức SMC (Skilled Migrant Category)

Để được xem là lao động có tay nghề, công việc hoặc thư mời nhận việc của bạn cần đáp ứng:

  • Số giờ làm việc ít nhất là 30 giờ/tuần
  • Thuộc ANZCO Level 1 – 3 và được trả lương từ trung bình (median wage) trở lên, hoặc ANZSCO Level 4 – 5 và được trả lương từ 1.5 lần mức lương trung bình trở lên.
  • Hợp đồng dài hạn, hợp đồng có thời hạn ít nhất là 12 tháng hoặc hợp đồng dịch vụ có thời hạn ít nhất là 6 tháng (hợp đồng làm việc, bản mô tả công việc).
  • Chức danh và mô tả công việc phải khớp với chức danh và mô tả công việc trong ANZSCO.

Mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về du học định cư New Zealand. Để được tư vấn lộ trình chi tiết từ du học đến định cư New Zealand sau tốt nghiệp, bạn hãy để lại thông tin cho LV Education. 

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ liên hệ để trao đổi và thiết kế cho bạn lộ trình du học phù hợp với năng lực học tập và khả năng tài chính.

Để lại lời nhắn của bạn