Khám phá du học New Zealand ngành hàng không
Du học New Zealand ngành hàng không đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh Việt Nam. Với chương trình đào tạo chất lượng cùng nhu cầu tuyển dụng phi công ngày càng lớn, New Zealand không chỉ giúp người học nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn hứa hẹn nhiều triển vọng nghề nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng LV Education khám phá ngành học này tại xứ sở kiwi nha.
>>> Đọc thêm bài viết “Du học New Zealand nên chọn ngành gì?“
Tổng quan về ngành hàng không tại New Zealand
Ngành hàng không New Zealand đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt phi công nghiêm trọng.
Nghiên cứu từ Hiệp hội Ngành Hàng Không và Hội đồng Phát triển Lực lượng Lao động Ringa Hora cho thấy New Zealand cần khoảng 100 phi công mới mỗi năm.
Irene King, Giám đốc của Auckland Pilot Training Group South, cho rằng tình trạng này đã bắt đầu từ năm 2013 khi chính phủ giới hạn khoản vay. Đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều phi công kỳ cựu rời khỏi ngành và không quay lại sau khi thị trường hàng không bị đình trệ.
Vì sao bạn nên du học ngành hàng không tại New Zealand?
Luyện tập nhiều địa hình khác nhau
Với một phi công, việc có thể “cân” mọi thời tiết và địa hình bay là kỹ năng cực kỳ quan trọng để có thể đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Địa hình và môi trường sống của New Zealand rất đa dạng. Có núi, có đảo, có biển, có rừng, có môi trường khô hạn, có tuyết, có bình địa, và có cả những vùng rất nhiều gió.
Vậy nên, xứ sở Kiwi chính là “sân tập bay” lý tưởng để các phi công có thể làm quen cảm giác bay bất kể địa hình.
Chắc lý thuyết, vững thực hành
Bên cạnh thực hành, việc học lý thuyết cũng được chú trọng đào tạo. Vì không phải lúc nào thời thiết cũng ôn hòa, cũng bật được chế độ lái tự động. Vậy nên, bên cạnh kinh nghiệm tích lũy thông qua “thực chiến” trên bầu trời, ngành phi công đòi hỏi người học phải:
- Nắm chắc kiến thức;
- Xử lý vấn đề cực kỳ tốt
Mà để làm được điều này thì cần nắm vững lý thuyết. Vì vậy, so với các quốc gia khác, thời gian học phi công tại New Zealand thường dài hơn.
Học phí được chính phủ bảo hộ
Học phí ngành phi công được chính phủ bảo hộ thông qua quỹ ủy thác. Tức là trường không nhận học phí trực tiếp từ sinh viên mà chỉ nhận tiền từ quỹ ủy thác sau khi đã hoàn tất đào tạo.
Thực chất, trên thế giới không hiếm trường hợp các trường đào tạo phi công đóng cửa. Sinh viên đã đóng học phí không thể hoàn thành chương trình, cũng không thể lấy lại tiền. Cho nên New Zealand mới thông qua quỹ này nhằm đảm bảo quyền lợi của người học.
Du học New Zealand ngành Hàng không nên chọn trường nào?
Đại học Massey
Massey University là nơi duy nhất ở New Zealand mà bạn có thể biến niềm đam mê hàng không của mình thành bằng cấp đại học. Trường đạt nhiều chứng nhận về lĩnh vực hàng không như:
- Được Cơ quan Hàng không Dân dụng New Zealand phê duyệt tương đương
- Trường Hàng không là Tổ chức Huấn luyện Bay Ưu tiên của Air New Zealand (PFTO) duy nhất cung cấp bằng cấp hàng không tích hợp. Đồng thời, là một trong bốn PFTO được lựa chọn để cung cấp chương trình đào tạo bay ban đầu do hãng hàng không cung cấp.
- Hiệp hội Hàng không Hoàng gia công nhận tất cả các bằng cấp hàng không của Đại học Massey đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quốc tế của RAeS.
- Chương trình cử nhân hàng không của Đại học Massey được chứng nhận ISO-9001-2015.
Trường không chỉ là cơ sở đào tạo phi công được quốc tế công nhận mà còn cung cấp cho bạn kiến thức sâu rộng về ngành hàng không toàn cầu.
Các khóa học của trường:
- Bachelor of Aviation
- Air Transport Pilot – Bachelor of Aviation – Học phí (tham khảo): NZ$106.250/năm
- Bachelor of Aviation Management – Học phí (tham khảo): NZ$35.920/năm
- Graduate Diploma in Aviation – Học phí (tham khảo): NZ$32.280-NZ$40.070/năm
- Aviation Studies – Graduate Diploma in Aviation – Học phí (tham khảo): NZ$32.280-NZ$40.070/năm
- Flight Instruction – Graduate Diploma in Aviation – Học phí (tham khảo): NZ$32.280-NZ$40.070/năm
- Master of Aviation
International Aviation Academy of New Zealand
Các khóa học của học viện:
- Diploma in Aviation (General Aviation) (Level 5)
- Diploma in Aviation (Airline Preparation) (Level 6)
- Diploma in Aviation (Flight Instruction) (Level 6)
New Zealand School of Tourism
Các khóa học của trường:
- Certificate in Aviation (Flight Attending) – Level 4
- Certificate in Tourism (Level 3) with strands in Aviation, Tourism and Travel
International Travel College of New Zealand
Khóa học:
- New Zealand Certificate in Tourism with a strand in Aviation Level 3
Điều kiện du học New Zealand ngành Hàng không
Tùy vào trường, bậc học mà yêu cầu đầu vào sẽ có sự khác biệt. Nhìn chung, bạn cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản dưới đây:
Bậc Cử nhân:
- Tốt nghiệp THPT
- Điểm trung bình GPA lớp 12 từ 8.0/10 trở lên. Hoặc, học xong năm nhất tại một trường đại học được công nhận. Hoặc, hoàn thành chương trình dự bị đại học.
- IELTS 6.0 trở lên (không có kỹ năng nào dưới 5.5)
Bậc Thạc sĩ:
- Bằng tốt nghiệp đại học với điểm trung bình từ khá trở lên
- IELTS 6.5 trở lên (không có kỹ năng nào dưới 6.0)
- Kinh nghiệm làm việc liên quan
Cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hàng không tại New Zealand
Cơ hội nghề nghiệp
Nhiều sinh viên sau tốt nghiệp làm giáo viên hướng dẫn bay ở New Zealand hoặc Úc, giúp họ phát triển kiến thức chuyên môn về kỹ thuật giảng dạy. Đây là kỹ năng giá trị cho những bạn định hướng trở thành Cơ trưởng huấn luyện hàng không trong tương lai.
Bạn có thể cố gắng để thăng tiến lên các vị trí quản lý hoặc đào tạo chủ chốt cho một hãng hàng không hoặc với các tổ chức quốc tế như:
- Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA)
- Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
Mức lương của ngành hàng không tại New Zealand
Mức lương sẽ khác nhau tùy vào kinh nghiệm, vị trí, hãng bay mà bạn làm việc. Công việc của phi công mới có thể không thường xuyên và bán thời gian. Họ cần tích lũy đủ số giờ bay và kinh nghiệm để có thể làm việc tại một hãng hàng không.
Mức lương trung bình của phi công dao động khoảng NZ$96.000-NZ$392.000/năm.
Dưới đây là mức lương của một số vị trí khác trong lĩnh vực hàng không mà bạn có thể tham khảo:
- Flight Attendant: NZ$44.000-NZ$59.000/năm
- Cabin Crew: NZ$45.000-NZ$62.000/năm
- Customer Service Representative: NZ$45.000-NZ$50.000/năm
- In Flight Service Manager: NZ$52.000-NZ$72.000/năm
(Số liệu dựa trên trang glassdoor.com)
Sinh viên Việt Nam nói gì về trải nghiệm du học New Zealand ngành Hàng không?
Trải nghiệm học trọn gói
Anh Nguyễn Quang Đạt (Cựu học viên của trường CTC Aviation, Phó giám đốc khai thác bay kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay Viettravel Airlines) từng có nhiều giờ bay lấy kinh nghiệm khi học phi công tại New Zealand và “hú vía” nhất là lần bay đầu tiên trên chiếc Diamond 20 – hay còn có biệt danh là Katana (kiếm Nhật).
“Suốt khoảng thời gian bay, mình nhớ như in cái cảm giác sắp rơi ra khỏi chiếc máy bay, tai thì lùng bùng bởi tiếng nội tâm la hét, tiếng động cơ cánh quạt trước mặt, tiếng anh giáo viên New Zealand bên cạnh. Và bây giờ, mỗi khi mặc áo đồng phục với cầu vai 4 vạch, bước lên máy bay, mình vẫn luôn thầm cảm ơn những lần đầu khó khăn năm 18 tuổi chưa có vạch nào, đã cùng cây “kiếm Nhật”, nặng 500kg, luyện rèn khả năng giữa bầu trời sớm tối.”
“Bằng hữu” lâu năm của ngành hàng không Việt Nam
New Zealand có lịch sử lâu đời về hàng không, có mối quan hệ lâu dài trong lĩnh vực hợp tác đào tạo phi công với Việt Nam. Hầu hết các trường của New Zealand đều được:
- Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn;
- Nằm trong danh sách ưu tiên của các hãng hàng không tại Việt Nam.
Anh Nguyễn Hồng Hải – Cựu học viên trường IAANZ, Cơ phó của Vietnam Airlines, cho biết:
“Mình được huấn luyện nghiêm ngặt để nắm bắt những kiến thức về:
- Nguyên lý bay
- Máy bay
- Hệ thống, thiết bị hàng không
- Nhân tố khí tượng
- Lập kế hoạch bay,…
không chỉ ở Việt Nam mà còn ở New Zealand nữa. Đây đều là những kiến thức nền tảng và giúp học viên hiểu rõ hơn về nghề bay.”
LV Education mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin hữu ích về du học New Zealand ngành hàng không. Nếu bạn cần tư vấn thêm về trường, ngành học, học bổng hay lộ trình học tập, hãy để lại thông tin liên hệ cho LV Education. Nhân viên tư vấn của LV sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.
Bài viết có tham khảo thông tin từ sách “Đến New Zealand – Đón bình minh mới”
Để lại lời nhắn của bạn
Bài Viết Mới Nhất
11 February, 2025
10 February, 2025
7 February, 2025
Để lại lời nhắn của bạn
Bài Viết Mới Nhất
11 February, 2025
10 February, 2025
7 February, 2025