5 điều bạn nên biết trước khi học đại học tại New Zealand

Published On: 18 December, 2024

Những điều cần biết trước khi học đại học tại New Zealand

Học đại học tại New Zealand không chỉ là cơ hội học tập trong môi trường giáo dục hàng đầu mà còn là trải nghiệm sống thú vị. Tuy nhiên, để có trải nghiệm du học mượt mà, có một vài điều bạn cần lưu ý. Vậy đó là những điều gì? Cùng LV Education khám phá qua bài viết dưới đây nha!

>>> Học bổng chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA)

Tham gia các hoạt động ngoại khóa khi học đại học tại New Zealand

Thông thường, mỗi học kỳ, các câu lạc bộ đều tổ chức nhiều sự kiện gắn kết cộng đồng. Các hoạt động của hội sinh viên như đêm quiz, xem phim cùng nhau hay karaoke đều hỗ trợ đồ ăn thức uống dành cho người tham dự. Đôi lúc, bạn sẽ được nhận thêm phần thưởng như là voucher hoặc là đồ ăn vặt trong sự kiện.

Đây là một trong những cách mà các câu lạc bộ và trường đại học khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa, xây dựng cộng đồng và trau dồi thêm các thông tin hữu ích.

Thông thường đầu mỗi học kỳ, các trường đại học sẽ tổ chức tuần khai giảng (Orientation Week) và ngày hội câu lạc bộ. Có rất nhiều hoạt động được tổ chức vào khoảng thời gian này mà tất cả các tân cử nhân đều nên tham gia. Đặc biệt là các buổi giao lưu của khoa và văn phòng sinh viên. Những buổi này sẽ giúp bạn biết rõ người phụ trách và quản lý từng dịch vụ để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ trường khi cần.

Ngoài những buổi giao lưu, bạn còn có thể tham dự nhiều hoạt động vui chơi với các phần thưởng thú vị như túi totes, cài áo,… Mỗi buổi tối trong tuần khai giảng thì campus trường là địa điểm dành cho lễ hội, các show diễn âm nhạc và nghệ thuật.

Tận dụng dịch vụ y tế của trường

Do thay đổi lớn về môi trường sống, du học sinh rất dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe khi mới sang. Đối mặt với deadline dồn dập, bỏ bữa và thiếu ngủ, nhiều bạn sút cân, quầng mắt thâm hơn.

Do đó, dịch vụ y tế của trường là một lựa chọn lý tưởng, đặc biệt là với các bạn sinh viên quốc tế. Mỗi trường đại học đều có một khu phòng khám riêng dành cho sinh viên. Các buổi khám và chi phí thuốc men thường sẽ được chi trả qua bảo hiểm y tế. 

Đặt lịch khám tại các trung tâm dịch vụ y tế của trường dễ dàng hơn nhiều so với việc đặt lịch khám ở bệnh viện và phòng khám tư bên ngoài. Vì thông thường, để đặt được lịch khám tổng quát hay khám bác sĩ chuyên môn ở các trung tâm y tế khác, bạn sẽ phải mất từ 2 đến 3 tuần. Trong khi đó, nếu đặt dịch vụ y tế của trường sẽ chỉ mất từ vài ngày đến 1 tuần là bạn có thể gặp được bác sĩ đa khoa. Ngoài ra, khám ở bên ngoài cũng đắt hơn nhiều, có những chỗ đắt gấp đôi so với chi phí khám ở trường.

Bên cạnh đó, cơ sở y tế tại các trường còn có văn phòng và dịch vụ dành riêng cho tư vấn, hỗ trợ tâm sinh lý sinh viên. Vậy nên, khi nào gặp vấn đề về thể chất hay tinh thần, bạn đừng ngần ngại tìm đến các dịch vụ y tế tại trường nhé.

Học cách viết email như người bản xứ

Người New Zealand luôn đề cao việc bảo tồn nền văn hóa bản sắc Maori. Vậy nên, hầu như ai cũng biết tiếng Maori cơ bản và sử dụng nó thường xuyên trong đời sống hằng ngày, bắt đầu từ việc viết email với câu chào “Kia Ora”. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng di sản và văn hóa ngôn ngữ người Maori.

Trở thành trợ giảng không khó như bạn vẫn tưởng

Trên website tuyển dụng của các trường, bạn sẽ thấy các công việc đang cần tuyển được cập nhật thường xuyên. Trong đó, bên cạnh công việc làm trợ lý hay thủ thư mà sinh viên thường đăng ký thì còn có công việc trợ giảng.

Thay vì lo lắng bản thân không làm được, bạn cứ tự tin nộp đơn ứng tuyển. Nếu đậu, công việc này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Trong quá trình làm, bạn có thể học thêm một môn mới hoặc trau dồi lại kiến thức mà không phải tốn phí. Bạn có thể được đi dạy một môn khác hoàn toàn với môn học của bạn đã chọn vào năm nhất hay năm hai. Việc lên lớp và chấm điểm bài tập trong môn học đó sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các chủ đề khác nhau.

Chưa kể, lương trợ giảng thường cao hơn mức lương tối thiểu của những công việc làm thêm phổ biến khác.

>>> Đọc thêm bài viết “Du học sinh được phép làm thêm bao nhiêu giờ tại New Zealand?

Đừng bỏ qua dịch vụ nghề nghiệp của trường

Các trường đại học đều có văn phòng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Họ thường xuyên tổ chức các buổi workshop về: 

  • Hướng dẫn viết CV;
  • Kỹ năng trả lời phỏng vấn;
  • Cách xây dựng thương hiệu cá nhân;

Bạn nên tận dụng các dịch vụ này để giúp quá trình tìm việc sau tốt nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, một số trường cho phép người học được sử dụng miễn phí các dịch vụ này đến 3 năm sau tốt nghiệp.

Tóm lại, học đại học tại New Zealand mang đến nhiều cơ hội phát triển cả về học thuật lẫn kỹ năng sống. Và, để có một trải nghiệm học tập tuyệt vời, bạn hãy lưu ngay 5 tips được gợi ý phía trên nha! Nếu bạn cần tư vấn thêm về trường, ngành học, học bổng du học New Zealand, hãy để lại thông tin cho LV Education. Nhân viên của LV sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất.

Bài viết có tham khảo thông tin từ sách “Đến New Zealand đón bình minh mới”

Để lại lời nhắn của bạn