Du học New Zealand ngành Kỹ thuật dân dụng (Civil Engineering)
Kỹ sư dân dụng, kỹ sư môi trường, kỹ sư địa kỹ thuật và kỹ sư kết cấu nằm trong danh sách thiếu hụt kỹ năng dài hạn của Cơ quan Di trú New Zealand. Bên cạnh đó, kỹ sư dân dụng và kỹ sư kết cấu cũng thuộc danh sách thiếu hụt kỹ năng xây dựng và cơ sở hạ tầng của Cơ quan Di trú New Zealand. Điều này đồng nghĩa chính phủ đang tích cực khuyến khích các kỹ sư có tay nghề cao từ nước ngoài đến làm việc tại New Zealand. Vậy nên, du học New Zealand ngành Civil Engineering (Kỹ thuật dân dụng) sẽ mang đến cơ hội việc làm rộng mở cùng mức lương hấp dẫn.
>>> Đọc thêm bài viết “Du học New Zealand nên chọn ngành gì?“
Học kỹ thuật dân dụng là học gì?
Tùy vào trường và bậc học mà chương trình học sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, bạn sẽ được học về các kiến thức nền tảng như:
- Kỹ thuật kết cấu: Tập trung vào việc cải thiện hệ thống kết cấu cũng như hiệu suất kết cấu.
- Địa kỹ thuật: Bạn sẽ học về cấu trúc của đất, đá và ứng dụng của chúng vào thiết kế móng, mái dốc, kết cấu chắn và các hệ thống địa kỹ thuật khác.
- Kỹ thuật vận tải: Phương thức di chuyển người và hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng thông qua cơ sở hạ tầng đường bộ.
- Nước: Giải pháp cung cấp nguồn nước cho các khu định cư của con người hoặc để sản xuất thủy điện, bảo vệ các khu phát triển khỏi lũ lụt và biến đổi khí hậu, cũng như thiết kế các dịch vụ cấp và thoát nước.
- Quản lý xây dựng: Tìm hiểu các nguyên tắc quản lý dự án hiệu quả.
- Kỹ thuật môi trường: Bảo vệ con người và môi trường thông qua thiết kế, triển khai và quản lý kỹ thuật. Các chủ đề bao gồm chất lượng và xử lý nước, kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lý chất thải rắn, đánh giá tác động môi trường và phân tích vòng đời.
>>> Đọc thêm bài viết “Du học New Zealand ngành Kỹ thuật có gì hấp dẫn?“
Du học New Zealand ngành kỹ thuật dân dụng nên chọn trường nào?
Nelson Marlborough Institute of Technology (NMIT)
- New Zealand Diploma in Engineering (Civil Engineering) (Level 6)
- New Zealand Diploma in Engineering (Civil) (Level 6)
- New Zealand Diploma in Engineering (Civil) (Level 6)
- New Zealand Diploma in Engineering (Civil) (Level 6)
Khoa Kỹ thuật của UC là trường kỹ thuật đầu tiên tại New Zealand. Ngày nay, trường được công nhận trên toàn thế giới về sự xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu cũng như về trình độ của sinh viên tốt nghiệp. Khoa Kỹ thuật của UC được xếp hạng trong TOP 250 thế giới.
- Bachelor of Engineering with Honours | Civil Engineering
- Master of Civil Engineering
Khoa Kỹ thuật của trường nằm trong TOP đầu tại New Zealand (QS World University Rankings by Subject 2024).
- Bachelor of Engineering (Honours) | Civil Engineering
- Master of Civil Engineering
Chương trình kỹ thuật dân dụng của trường được công nhận đầy đủ bởi Washington Accord.
- Bachelor of Engineering with Honours | Civil Engineering
- Master of Engineering | Civil Engineering
Yêu cầu đầu vào ngành kỹ thuật dân dụng tại New Zealand
Tùy vào trường và bậc học mà điều kiện đầu vào có sự khác biệt. Nhìn chung, bạn cần đáp ứng được:
Bậc Cử nhân
- Bằng tốt nghiệp THPT
- Điểm trung bình GPA lớp 12 từ 8.0 trở lên hoặc hoàn thành năm nhất tại 1 trường đại học Việt Nam được công nhận hay học xong chương trình dự bị đại học tại New Zealand.
- IELTS >= 6.0 (không có kỹ năng nào dưới 5.5)
Bậc Thạc sĩ
- Bằng tốt nghiệp đại học với điểm trung bình từ khá trở lên
- IELTS >= 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0)
- 3-5 kinh nghiệm làm việc liên quan (tùy trường)
Bạn có thể tham khảo yêu cầu đầu vào của khóa Bachelor of Engineering (Honours) tại đại học Auckland như sau:
- Bằng tốt nghiệp THPT với điểm số từ 8.8 trở lên (bao gồm Toán và Vật lý)
- Điểm trung bình lớp 12 từ 8.0/10
- IELTS 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0)
Điều kiện đầu vào của khóa Master of Civil Engineering bạn có thể tham khảo tại đây.
Học phí du học New Zealand ngành Kỹ thuật dân dụng
Học phí sẽ thay đổi tùy vào trường và bậc học. Bạn có thể tham khảo học phí khóa New Zealand Diploma in Engineering (Civil Engineering) (Level 6) tại NMIT: NZ$29.380/năm. Trong khi đó, học phí khóa Bachelor of Engineering with Honours | Civil Engineering tại đại học Waikato là NZ$45.602/năm. Và, học phí khóa Master of Engineering | Civil Engineering là NZ$46.646/năm.
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp ngành kỹ thuật dân dụng tại New Zealand
Kỹ sư dân dụng (Civil Engineer) có thể trở thành nhà thầu hoặc tập trung vào những công việc như:
- Quản lý dự án
- Quản lý xây dựng
- Ước tính và lập kế hoạch
Kỹ sư dân dụng cũng có thể chuyên về một lĩnh vực kỹ thuật như:
Kỹ sư đê điều
Tham gia vào công tác bảo vệ và chống xói mòn dọc theo bờ biển và sông. Họ thiết kế các công trình ven biển như kè chắn sóng, bến du thuyền và cảng, đồng thời đánh giá tác động của chúng đến môi trường.
Kỹ sư động đất/địa chấn
Giúp các công trình như tòa nhà và cầu có khả năng chống chịu thiệt hại do động đất tốt hơn.
Kỹ sư môi trường
Đánh giá tác động của các dự án kỹ thuật lên nước, đất, không khí và tiếng ồn, đồng thời tìm cách giảm thiểu tác động này. Họ cũng lập kế hoạch và thiết kế các hệ thống để xử lý và loại bỏ chất thải.
Kỹ sư phòng cháy
Tư vấn cách áp dụng tính năng an toàn phòng cháy cho các tòa nhà để đáp ứng Quy định xây dựng của New Zealand. Họ cũng thiết kế các tính năng giúp đảm bảo an toàn về người và tài sản trong trường hợp hỏa hoạn.
Địa kỹ thuật
Thiết kế nền móng của các công trình lớn, chẳng hạn như đập, đường hầm, tường chắn hoặc cầu tàu.
Kỹ sư kết cấu
Phân tích, thiết kế và quản lý việc xây dựng một loạt các công trình chịu lực như nhà ở, tòa nhà thương mại, sân vận động thể thao và cầu.
Kỹ sư giao thông
Thiết kế, lập kế hoạch và giám sát việc xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng như đường bộ, vỉa hè, đường sắt và đường hầm.
Kỹ sư tài nguyên nước
Thiết kế, tổ chức và giám sát việc xây dựng và sửa chữa các công trình như đập, kênh đào, hệ thống thủy lợi. Họ cũng phân tích hệ thống dòng nước tự nhiên như suối, sông và hồ, cũng như làm việc trên các dự án thoát nước đô thị, quản lý lũ lụt và nước mưa.
Công việc của kỹ sư dân dụng làm gì?
Là một kỹ sư dân dụng, bạn sẽ thực hiện một số hoặc tất cả những công việc dưới đây:
- Thăm dò ý kiến khách hàng, cơ quan chính phủ, nhà thầu và những chuyên gia khác về các yêu cầu của từng dự án.
- Quyết định xem các địa điểm xây dựng và phát triển được đề xuất có phù hợp không.
- Lên kế hoạch và thiết kế các công trình như đường sá, hệ thống thoát nước, tòa nhà, đập hoặc bến tàu.
- Xác định xem các công trình có thể chịu được tải trọng do con người, thời tiết và các lực lượng tự nhiên khác gây ra hay không.
- Chuẩn bị báo cáo, bản vẽ thi công và thông số kỹ thuật.
- Lập ước tính chi phí và đánh giá hiệu quả chi phí của các dự án.
- Đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển được đề xuất.
- Xin cấp phép kế hoạch từ các cơ quan có thẩm quyền và xin giấy phép xây dựng.
- Giám sát việc xây dựng để đảm bảo các công trình được xây dựng đúng cách.
Mức lương của kỹ sư dân dụng tại New Zealand
Mức lương sẽ thay đổi tùy vào kỹ năng, kinh nghiệm và công ty làm việc.
- Kỹ sư dân dụng thường kiếm trung bình từ NZ$90.000 – NZ$110.000/năm.
- Vị trí trưởng nhóm và quản lý có thể kiếm được nhiều hơn.
Theo TradeMe, ‘Civil & Structural Salary,’ 2023
Du học New Zealand ngành Kỹ thuật dân dụng (Civil Engineering) mở ra nhiều cơ hội việc làm cùng con đường định cư rộng mở. Nếu bạn cần tư vấn thêm về trường, ngành học, học bổng, hãy để lại thông tin cho LV Education. Nhân viên của LV sẽ liên hệ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.
Để lại lời nhắn của bạn