Business Analyst (BA) là gì? Du học New Zealand ngành Business Analytics

Published On: 28 August, 2024

Du học New Zealand ngành Business Analytics

Ngoài các vị trí quan trọng như Developer, Data Engineer, Product Owner, vai trò của Business Analyst ngày càng được đánh giá cao trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngành học này chưa được đào tạo bài bản tại Việt Nam. Do đó, du học New Zealand ngành Business Analytics không chỉ trang bị kiến thức vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho bạn.

>>> Đọc thêm bài viết “Du học New Zealand nên chọn ngành gì?

Business Analyst (BA) là gì?

Business Analyst (BA), dịch sát nghĩa là “Chuyên viên Phân tích Kinh doanh”. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thuật ngữ phổ biến hơn là “Chuyên viên Phân tích Nghiệp vụ”. 

Nhiệm vụ chính của BA là phân tích và đánh giá toàn bộ quy trình kinh doanh của công ty để nhận diện các vấn đề cần cải thiện, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể. 

BA có thể làm việc trực tiếp với khách hàng để thu thập ý kiến, sau đó chuyển thông tin cho đội ngũ nội bộ để xử lý. Họ cũng đảm nhận nhiệm vụ viết và quản lý các tài liệu kỹ thuật.

Chẳng hạn, nếu một doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phát triển, BA sẽ phối hợp với các bên liên quan để đưa ra các giải pháp phù hợp và đáp ứng các yêu cầu. 

BA không nhất thiết phải sử dụng phần mềm để giải quyết vấn đề mà có thể:

  • Đề xuất các thay đổi về chính sách
  • Điều chỉnh quy trình
  • Hoặc, tổ chức đào tạo lại cho nhân viên công ty

Sau khi kế hoạch được phê duyệt, BA sẽ cùng các đội kỹ thuật và kinh doanh triển khai thực hiện.

Chuyên viên phân tích kinh doanh không chỉ xuất hiện trong ngành công nghệ thông tin mà còn góp mặt trong các lĩnh vực khác như ngân hàng, logistics, và nhiều ngành nghề khác. 

Một thuật ngữ quan trọng mà BA thường làm việc và cần hiểu rõ là “stakeholders” (các bên liên quan), bao gồm tất cả những người tham gia và có ảnh hưởng đến dự án như:

  • Đội kỹ thuật
  • Đội kinh doanh
  • Nhà đầu tư
  • Đối tác và khách hàng.

Sự khác biệt giữa Business Analyst và Business Intelligence Analyst

Business Intelligence, hay còn gọi là BI, là quá trình thu thập và phân tích dữ liệu nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định chính xác cho doanh nghiệp. BI giúp tổ chức nâng cao doanh thu, tối ưu hóa hoạt động và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.

Dù cả BA và BI đều hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra giải pháp hoạt động, nâng cao hiệu quả và phát triển kinh doanh nhưng 2 lĩnh vực này cũng có những khác biệt nhất định.

Mục tiêu

BI sử dụng dữ liệu quá khứ để xác định những gì đã xảy ra trong một tổ chức. Trong khi đó, BA sử dụng dữ liệu này để phân tích lý do tại sao những sự kiện đó lại diễn ra nhằm đưa ra dự đoán cho tương lai. 

Nói cách khác, BI cung cấp phân tích mô tả dữ liệu, còn BA mang đến phân tích dự đoán.

Ứng dụng

BI sử dụng dữ liệu để hiểu rõ các hoạt động kinh doanh, từ đó xác định cách các quy trình trong quá khứ đã ảnh hưởng đến các KPI.

Trong khi đó, BA sử dụng dữ liệu để giải thích tại sao các quy trình này ảnh hưởng đến KPI theo cách cụ thể và hỗ trợ xây dựng các mô hình dự đoán về những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai.

Công cụ

Các công cụ BA thường phức tạp hơn về mặt toán học so với công cụ BI. Vì BA liên quan đến phân tích thống kê và các quy trình phức tạp như học máy (machine learning).

Công việc của Business Analyst là gì?

Học Business Analytics tại New Zealand

Các chuyên viên phân tích kinh doanh có thể thực hiện một số hoặc tất cả các nhiệm vụ sau:

  • Tư vấn cho quản lý, nhân viên và khách hàng của tổ chức dựa trên nhu cầu, mục tiêu và yêu cầu của họ.
  • Thiết kế hoặc đề xuất các giải pháp (như máy tính hoặc phần mềm) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Ghi chép các yêu cầu cho hệ thống máy tính.
  • Ước lượng chi phí và viết các kế hoạch kinh doanh.
  • Giám sát các phát triển mới, bao gồm thiết kế và lựa chọn máy tính cũng như phần mềm.

Các chuyên viên phân tích kinh doanh cần có kiến thức về:

  • Phần cứng và phần mềm máy tính, cũng như các phương pháp lập trình
  • Các phương pháp phân tích nhu cầu, chi phí và lợi ích
  • Doanh nghiệp mà họ đang làm việc và các phương pháp làm việc của nhân viên.

>>> Đọc thêm bài viết “Du học New Zealand ngành Data Analytics

Mức lương của Business Analyst tại New Zealand

Mức lương của các chuyên viên phân tích kinh doanh thay đổi tùy vào kinh nghiệm và nơi làm việc.

  • Các chuyên viên phân tích kinh doanh thường kiếm được từ NZ$115.000 đến NZ$140.000 mỗi năm.
  • Các chuyên viên phân tích kinh doanh cấp cao có thể kiếm được từ NZ$145.000 đến NZ$160.000 mỗi năm.

Nguồn: Absolute IT, “Báo cáo Thị trường việc làm và Lương 2023”.

Du học New Zealand ngành Business Analytics nên chọn trường nào?

University of Waikato

  • Graduate Certificate in Business Analytics – Học phí (tham khảo): NZ$16.364/năm
  • Master of Management in Business Analytics – Học phí (tham khảo): NZ$54.200 (180 tín chỉ)

University of Auckland

  • Bachelor of Commerce – Học phí (tham khảo): NZ$44.078/năm
  • Postgraduate Certificate in Business Analytics 
  • Master of Business Analytics – Học phí (tham khảo): NZ$51.619

Massey University

  • Bachelor of Business – Học phí (tham khảo): NZ$33.880/năm
  • Master of Analytics – Học phí (tham khảo): NZ$35.450

Victoria University of Wellington

  • Master of Professional Business Analysis – Học phí (tham khảo): NZ$54.900

Auckland University Of Technology

  • Master of Analytics – Học phí (tham khảo): NZ$44.892 (cho 120 tín chỉ)

Nếu trường bạn quan tâm không được nêu ở trên, hãy liên hệ LV Education để được hỗ trợ nhé. Tư vấn viên của LV sẽ dựa trên năng lực học tập và điều kiện tài chính của bạn để tư vấn trường phù hợp.

Điều kiện đầu vào du học New Zealand ngành Business Analytics

Du học ngành Business Analytics tại New Zealand

Tùy trường và bậc học mà yêu cầu đầu vào sẽ có sự khác biệt. Nhìn chung, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Bậc Cử nhân

  • Bằng tốt nghiệp THPT
  • Điểm trung bình GPA lớp 12 từ 8.0/10 hoặc hoàn thành năm nhất tại một trường đại học Việt Nam được công nhận hay học xong chương trình dự bị đại học.
  • IELTS >= 6.0 (không có kỹ năng nào dưới 5.5)

Bậc Thạc sĩ

  • Bằng tốt nghiệp đại học với điểm trung bình từ khá trở lên
  • IELTS >= 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0)
  • 3-5 năm kinh nghiệm làm việc liên quan (tùy trường)

Du học New Zealand ngành Business Analytics không chỉ mang đến cho bạn một nền tảng học thuật vững chắc mà còn là cơ hội tiếp cận các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Với sự kết hợp giữa kiến thức chuyên sâu, kỹ năng thực tiễn và môi trường học tập sáng tạo, bạn sẽ được trang bị đầy đủ để trở thành một chuyên gia Business Analyst xuất sắc.

Để tư vấn thêm về điều kiện đầu vào, ngành và trường đào tạo ngành Business Analytics, hãy liên hệ LV Education nhé!

Để lại lời nhắn của bạn