Kinh nghiệm du học New Zealand bạn nhất định nên biết
Giữa biến động chính sách visa, New Zealand vẫn là điểm đến du học lý tưởng vì nhiều chính sách lợi thế cho du học sinh. Nếu bạn cũng đang có kế hoạch du học quốc gia này, đừng bỏ qua những kinh nghiệm du học New Zealand LV Education đúc kết dưới đây. Đảm bảo 98,8% sẽ giúp bạn có hành trình du học đạt được kết quả như mong đợi.
Giai đoạn trước khi đi du học New Zealand
Làm sao chọn được công ty tư vấn du học New Zealand uy tín?
Khi tìm trung tâm tư vấn du học, bạn nên cân nhắc dựa trên những yếu tố dưới đây:
- Họ có chuyên về du học New Zealand hay không? Tỷ lệ khách hàng đạt visa là bao nhiêu?
- Phản hồi của những người từng làm hồ sơ tại công ty như thế nào?
- Nhân viên tư vấn có nhiều kinh nghiệm làm hồ sơ thực tế chưa?
- Họ có tư vấn nhiệt tình và dựa trên bộ hồ sơ của bạn hay không?
LV Education tự hào là đối tác tin cậy của Cơ quan Giáo dục New Zealand. Trong suốt gần 30 năm hoạt động, LV Education đã hỗ trợ hàng ngàn học sinh, sinh viên Việt Nam thực hiện ước mơ du học New Zealand với tỷ lệ đạt visa là 95 – 100%.
Kinh nghiệm chọn thành phố để học tập tại New Zealand
Học ở thành phố nào sẽ phụ thuộc vào việc bạn chọn trường và ngành học nào. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào ngân sách du học và cơ hội việc làm.
Chẳng hạn như bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn tại Auckland và Wellington nhưng bù lại chi phí sinh hoạt tại 2 thành phố này sẽ cao hơn.
Kinh nghiệm chọn ngành học phù hợp
Chọn học ngành gì tại New Zealand sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Bạn thích làm cái gì? Bạn giỏi về cái gì?
- Nhu cầu thị trường đang cần ứng viên như thế nào?
- Nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cho kỹ năng nào của bạn?
- Bạn có đáp ứng được yêu cầu đầu vào của ngành học đó không?
- Gia đình bạn có đủ điều kiện tài chính để cho bạn theo học ngành học đó không?
- Ngành học đó có dễ định cư sau tốt nghiệp không?
Sau khi chọn được ngành học, bạn mới lọc danh sách các trường có thế mạnh về ngành học đó để cân nhắc lựa chọn.
Điều kiện du học New Zealand
Để du học New Zealand, bạn cần đáp ứng được 4 điều kiện cơ bản dưới đây:
Điều kiện tiếng Anh
Du học New Zealand cần IELTS bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào bậc học cũng như ngành học bạn theo đuổi.
Bậc trung học: Không bắt buộc phải có bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu học sinh có IELTS từ 5.0 trở lên thì không cần phải làm bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của trường.
Trường hợp không có IELTS, học sinh có thể làm bài kiểm tra của trường. Nếu không đạt, học sinh cần tham gia khóa tiếng Anh chuyên biệt của trường.
Chương trình dự bị đại học: IELTS 4.5 – 5.5
Chương trình Diploma: IELTS 5.5 ( không có kỹ năng nào dưới 5.0) hoặc tương đương
Bậc Đại học: IELTS 6.0 (không có kỹ năng nào dưới 5.5)
Bậc Thạc sĩ: IELTS 6.5 (không có kỹ năng nào dưới 6.0)
Lưu ý, một số ngành học như Y khoa, Thú y,… có thể yêu cầu điểm IELTS cao hơn.
Điều kiện học thuật
Bậc trung học: Điểm trung bình GPA khá trở lên
Bậc Đại học: Bằng tốt nghiệp THPT với điểm trung bình GPA lớp 12 >= 8.0/10. Hoặc hoàn thành năm nhất tại một trường đại học Việt Nam được công nhận. Hay học xong chương trình dự bị đại học với kết quả tốt.
Bậc Thạc sĩ: Bằng tốt nghiệp đại học với điểm trung bình từ khá trở lên + Kinh nghiệm làm việc + GMAT/GRE (tùy trường)
Điều kiện tài chính
Để du học New Zealand, bạn cần chứng minh được tài chính. Theo Cơ quan Di trú New Zealand, du học sinh cần chứng minh cho chi phí sinh hoạt:
- Bậc trung học: NZ$17.000/năm;
- Bậc đại học/sau đại học: NZ$20.000/năm;
Số tiền này chưa bao gồm học phí và bảo hiểm sức khỏe.
>>> Đọc thêm bài viết “Hướng dẫn chứng minh tài chính du học New Zealand”
Điều kiện sức khỏe
Bạn cần có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm.
Khi nộp đơn xin visa du học New Zealand, bạn sẽ được yêu cầu đi khám sức khỏe tại 1 trong các phòng khám được Cơ quan Di trú New Zealand công nhận.
Nếu kết quả sức khỏe không đạt yêu cầu, hồ sơ của bạn có thể bị từ chối.
Săn học bổng New Zealand như thế nào?
Hầu hết chương trình học bổng New Zealand được xét trên thành tích học tập. Vậy nên, sở hữu bảng thành tích ấn tượng, khả năng tiếng Anh tốt thì cơ hội được cấp học bổng của bạn sẽ cao hơn.
Ngoài ra, tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bài luận cá nhân ấn tượng cũng giúp bộ hồ sơ ứng tuyển của bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.
>>> Tham khảo bài viết “Kinh nghiệm xin học bổng New Zealand thành công”
Nhập cảnh vào New Zealand
Bạn nên điền online tờ khai New Zealand Traveller Declaration (NZTD) trước khi đến New Zealand. Nếu không làm online thì bạn sẽ điền tờ khai mà tiếp viên hàng không phát trên máy bay. Hoặc, bạn cũng có thể lấy tờ khai và điền tại khu vực hải quan.
Sau khi ra khỏi sân bay, nếu bạn có đăng ký dịch vụ đưa đón của trường (*) thì trường sẽ đến đón bạn. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng taxi/shuttle để di chuyển về nơi ở.
(*) Lưu ý, không phải trường nào cũng có dịch vụ này.
Kinh nghiệm sống và học tập tại New Zealand
Làm sao để học tốt tại New Zealand?
Chủ động trong việc học
Phương pháp học tập tại New Zealand và Việt Nam có sự khác biệt khá lớn. Nếu ở Việt Nam, phương pháp học thường là 1 chiều, giáo viên viên giảng và người học ghi chép lại thì ở New Zealand, giáo viên sẽ đặt câu hỏi để người học có thể chủ động nghiên cứu và tìm câu trả lời.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, chỉ cần bạn chịu hỏi, giáo viên sẽ luôn nhiệt tình giải đáp cho bạn. Nên bạn không cần lo mình hỏi nhiều quá sẽ bị giáo viên ghét hay chú ý. Họ rất thích những bạn có tinh thần học hỏi cao.
Tuyệt đối không đạo văn
Đạo văn dù vô tình hay cố ý cũng là lỗi vô cùng nghiêm trọng. Bạn có thể bị đình chỉ học hay thậm chí bị đuổi học nếu bài luận của bạn được cho là đạo văn.
Bạn có thể sử dụng Grammarly khi làm tiểu luận hay viết luận văn. Ứng dụng này không chỉ giúp bạn kiểm tra chính tả, ngữ pháp mà còn kiểm tra cả đạo văn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế trích dẫn thông tin của người khác trong bài luận của mình. Và, đừng quên tham khảo nhiều nguồn tài liệu liên quan khác nhau để tránh bị trùng ý tưởng mà bản thân không biết.
Học tập luôn là mục tiêu hàng đầu
New Zealand cho phép du học sinh đi làm thêm 20 giờ/tuần trong thời gian học, và 40 giờ/tuần trong kỳ nghỉ. Nhưng, có nhiều bạn vì đam mê làm thêm kiếm tiền mà bỏ bê việc học dẫn đến rớt môn và phải học lại.
Bạn cần nhớ rằng mục đích bạn đến New Zealand là để học tập và có được tấm bằng. Nếu bạn để chuyện đi làm ảnh hưởng đến kết quả học tập thì tuyệt đối không nên. Tiền bạn kiếm được chưa chắc đủ để đóng học phí học lại.
Kinh nghiệm sống tại New Zealand
Mua sim điện thoại
New Zealand có một số hãng phổ biến như Skinny, 2degree, Spark hay One. Bạn có thể mua sim tại sân bay hoặc các siêu thị lớn hay các khu mua sắm.
Các hãng sẽ có dịch vụ 12 tháng, 24 tháng kèm khuyến mại hoặc “no contract” (bạn có thể dừng dịch vụ bất kỳ lúc nào). Bạn có thể chọn gói rollover data/minutes. Tháng này dùng không hết thì sẽ được dồn sang tháng sau.
Thông thường, các gói phổ biến đều không giới hạn số lượng tin nhắn và thường có thể gọi New Zealand – Úc như bình thường mà không tốn thêm chi phí.
Mã số thuế (IRD)
Sau khi mở thẻ ngân hàng, bạn cần làm mã số thuế (IRD) để công ty có thể trả lương và đóng thuế cho bạn. Thông thường, bạn có thể đăng ký online. Tuy nhiên, nếu hệ thống lỗi, bạn có thể gửi qua đường bưu điện.
Bạn cần chuẩn bị:
- Passport
- NZ application number trên visa du học của bạn
- Mã số thuế ở Việt Nam (nếu có) hoặc lý do vì sao bạn không có mã số này
- Số tài khoản ngân hàng
Nếu bạn làm online thì khoảng 2-3 ngày làm việc là bạn sẽ nhận được thông báo.
Thuế ở New Zealand được chia theo nhiều bậc, tính dựa trên thu nhập cả năm:
- Lên đến NZ$14.000/năm: 10.5%;
- Hơn NZ$14.000 – NZ$48.000/năm: 17.5%;
- Hơn NZ$48.000 – NZ$70.000/năm: 30%;
- Hơn NZ$70.000 – NZ$180.000/năm: 33%;
- Trên NZ$180.000/năm: 39%
Mức lương làm thêm tại New Zealand
Lương cơ bản của New Zealand hiện tại là NZ$23.15/giờ. Ba thành phố có mức lương trung bình năm cao nhất New Zealand (theo Trademe) lần lượt là:
- Wellington: NZ$71.825
- West Coast: NZ$69.700
- Auckland: NZ$69.546
Tìm nhà ở New Zealand
Nếu bạn không có người thân tại New Zealand, bạn có thể chọn ở ký túc xá của trường, sống chung với gia đình bản xứ hoặc thuê nhà. Bạn có thể tìm chỗ thuê trên trang Trademe hoặc các Facebook group cộng đồng người Việt ở New Zealand.
Bạn cần xem kỹ tất cả các điều khoản cho thuê bao gồm tiền đặt cọc, chi phí nào phải trả và trả như thế nào, muốn trả nhà thì cần thông báo trước bao lâu, nhà cho thuê đã bao gồm nội thất chưa,…
Trên đây là những kinh nghiệm du học New Zealand mà LV Education đã đúc kết được. Nếu bạn đang lên kế hoạch du học New Zealand, đừng ngần ngại liên hệ LV Education để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
Để lại lời nhắn của bạn
Bài Viết Mới Nhất
18 November, 2024
13 November, 2024
5 November, 2024
Để lại lời nhắn của bạn
Bài Viết Mới Nhất
18 November, 2024
13 November, 2024
5 November, 2024